7/29/2016

Ve: cách điều trị và phòng ngừa

Ve hay bét hay con tích là một số loài côn trùng nhỏ bé, thuộc lớp động vật hình nhện - sống bằng cách bám vào động vật khác để hút máu.

Hình thái

Giống như các loại côn trùng khác trong lớp hình nhện, mình ve có hai phần: đầu-ngực và bụng. Ve có tám chân.
Có hai loại ve chính:
  • Ve cứng họ Ixodidae: loại này có vỏ bọc thân làm bằng chất chitin. Ve cứng dùng móc ở hàm bám vào thân con vật chứa nhiều ngày, hút máu đến khi no mới nhả ra.
  • Ve mềm họ Argasidae: loại này sống trong các hốc kín, chỉ chạy ra kiếm ăn trong thời gian ngắn rồi bỏ về.
Ngoài ra còn có họ Nuttalliellidae, gồm chỉ một loại ve rất hiếm thấy ở châu Phi.
Đó là một số thông tin khoa học về loài ve. Tuy nhiên, với một người nuôi ốc mượn hồn thì không cần quá nhiều kiến thức để xác định loài về nào có hại hay vô hại trong hồ nuôi. Cách vô cùng đơn giản đó là nếu chúng bám trên dĩa thức ăn hay thân gỗ thì loài này vô hại. Ngược lại nếu bạn phát hiên về bám trên thân của ốc thì chúng là loài hút máu đấy.
Sau đây là một số hình ảnh của loài ve vô hại bám trên thức ăn:
 - Food Mites 
 Ve đang bám trên chuối (Hình ảnh từ  wodesorel)
 Ve đang bám trên củ cà rốt (Hình ảnh từ  wodesorel)
Trong hồ ốc, chúng thường ăn thức ăn thừa, chất thải.
Tuy nhiên nếu số lượng ve quá đông có thể làm cho ốc căng thẳng khi lột xác.
 - Oribatid
 Đây là những con ve vô hại ăn thức ăn mục nát, rêu và các loại trái cây và rau. Do kích thước nhỏ và màu tối, họ hầu như không bao giờ nhìn thấy, trừ khi chúng bị chết đưới trong chậu nước.

Hình ảnh từ wodesorel
 -Mesostigmata
Lệnh bọ có đôi chân dài, ăn các sinh vật nhỏ hơn. Có thể được tìm thấy trong vỏ ốc mượn hồn nhưng chúng hoàn toàn vô hại.
Hình ảnh từ crabbymom33
 - Crab Mites
Đây là loài ve có hại. 
Ve đang đậu trên mắt của ốc mượn hồn.

Cách điều trị:
 Đầu tiên bạn phải tách riêng các cá thể bị nhiễm ve. Đưa chúng vào một chậu nước muối vừa phải, không ngập vỏ ốc để chúng không chết đuối. Bạn nên làm thường xuyên để có thể loại bỏ hoàn toàn ve hại.
 Đối với hồ ốc bạn nên làm sạch sâu.

Xác định giới tính của ốc mượn hồn

Cách tốt nhất để xác định giới tính của ốc mượn hồn là dựa vào gonopores. Gonopores là hai lỗ tròn nhỏ ở hai chân ngoài cùng của ốc ( gonopores năm gần bụng). Một số hình ảnh:



Ốc cái sẽ có gonopores, ngược lại ốc đực sẽ không có.
Để xác định giới tính ốc, bạn có thể chờ chúng cố gắng trèo mặt kính hay đặt chúng vào ly thủy tinh trong suốt để nhín dưới đáy. Ngoài ra, các bạn có thể giữ vỏ ốc để ốc bò ra rồi xem.
Chú ý: tuyệt đối không được kéo ốc ra khỏi vỏ và hãy cẩn thận tránh bị kẹp. 
Ngoài gonopores, các đặc điểm khác như kích thước, số lượng móng, màu sắc,... đều không phản ánh được giới tính của ốc.

Ốc mượn hồn mang kỳ quan thế giới trên lưng

Nghệ sỹ người Nhật Aki Inomata đã sáng tạo ra những ngôi nhà làm bằng pha lê trong suốt, lung linh cho ốc mượn hồn.
Nghệ sĩ người Nhật Aki Inomata rất thông cảm với tình cảnh vất vả nơi ẩn náu của các chú ốc mượn hồn nên cô đã nảy ra ý tưởng sáng tạo những “ngôi nhà” cho các chú ốc nhạy cảm này. Aki nhận ra rằng mỗi lần ốc mượn hồn di chuyển khỏi một chiếc vỏ cũng giống như một lần các chú di cư hoặc đi tị nạn ở một đất nước hoàn toàn mới vậy.
Sử dụng công nghệ in 3D, cô nghiên cứu kỹ lưỡng hình thù tự nhiên của những chiếc vỏ ốc và tạo ra những “mái ấm” mới mà các chú ốc có thể dọn vào ở. Để thêm phần thú vị, Aki sử dụng pha lê để tạo nên rất nhiều hình thù cho vỏ ốc như những tòa lâu đài ma thuật, những ngôi nhà, những biểu tượng các thành phố trên khắp thế giới… Những tác phẩm vỏ ốc độc đáo này nằm trong dự án nhỏ tên “Tại sao không giúp các chú ốc mượn hồn xây nhà?” của Aki.
inomata_yado-660x385

Lúc đầu, những chiếc vỏ Aki tạo ra không gây được sự chú ý của các chú. Sau một hồi tìm hiểu, cô phát hiện ra những chiếc vỏ cô làm quá nặng và mặt trong không vừa vặn với thân hình của các chú. Aki thậm chí đã phải dùng tới một máy CT cắt lớp để học hỏi về mặt trong ngôi nhà của ốc, từ đó thiết kế ra những mái ấm nhẹ nhàng và thoải mái hơn.








Nước cho ốc mượn hồn

Nước cho ốc mượn hồn gồm 2 loại là: nước ngọt và nước mặn.
Trước khi đi sâu vào từng loại nước uống tôi xin trình bày cách để khử clo trong nước. Như các bạn đã biết nước máy mà chúng ta dung hàng này đều có một lượng clo rất lớn, chính vì vậy trước khi đặt vào hồ nuôi ốc chúng ta phải tiến hành khử clo. Clo trong nước sẽ gây nổi các nốt nhỏ li ti ở mang của ốc và sẽ gây tử vong vì nghẹt thở sau một thời gian. Có nhiều cách để khử clo trong nước, tôi xin trình bày 3 cách chính:
-          Cách 1: Trữ nước máy trong bồn chứa, hồ, xô, chậu để clo tự bốc hơi. Nếu có them sụt oxi hay để ngoài nắng thì hiệu quả sẽ cao hơn. Sau 24 giờ có thể sử dụng được. Ưu điểm của cách này là không tốn chi phí nhưng lại mất thời gian và diện tích để trữ nước.