Cách nuôi ốc mượn hồn
Chắc hẳn có nhiều người trước đây cũng tùng nuôi loài vật này nhưng chỉ sống được trong vài ngày hay vài tuần. Có lẽ vì thế mà ốc mượn hồn bị gán mác là không thể sống trong điều kiện nuôi nhốt. Điều đó hoàn toàn sai!
Trong bài viết này tôi sẽ giới thiệu cho các bạn những vật dụng và quy trình thiết yếu để có thẻ chăm sóc ốc mượn hồn.
Để nuôi loài này, đầu tiên các bạn cần có một hồ nuôi: thùng nhựa, gỗ, thau, hồ kính, mica,... bất kì thứ gì đủ rộng và cao để ốc không thể bò ra ngoài. Có một lưu ý là các bạn không được dùng thùng giấy, xốp mà không có lưới mắt cáo bao quanh thùng phía bên trong vì ốc có thể cắn thủng và trốn thoát. Qua một thời gian nuôi, tôi nhận thấy rằng hồ kính và hồ mica nuôi cá là phù hợp để nuôi ốc nhất vì nó sạch sẽ và dễ lau chùi khi cần thiết. Nhưng nếu vì điều kiện còn khó khăn thì các bạn hoàn toàn có thể chấp nhận các phương án còn lại.
Tiếp theo là các vật dụng trong hồ. Một hồ nuôi ốc tiêu chuẩn thường bao gồm:
- Hai ca nước: một ca chứa nước muối, ca còn lại chứa nước ngọt. Đặc biệt lưu ý nước dùng cho ốc mượn hồn phải được khử clo nếu không sẽ gây chết ốc. Các bạn có thể tra trên mạng cách khử clo trong nước máy. Nước đóng chai cũng có thể được sử dụng nhưng hãy chọn các sản phẩm có thương hiệu vì đôi khi nước đóng chai chỉ là nước máy chưa qua xử lí.
- Máng thức ăn: máng thức ăn nên đủ rộng để ốc có thể bò vào. Nếu trong hồ có ốc kích thước quá nhỏ so với những con khác thì các bạn nên dùng vài viên sỏi nha để phân chia máng thành nhiều phần tránh trường hợp chúng ăn thịt lẫn nhau.
- Đồ chơi: Ốc rất thích leo trèo và khám phá nơi ở. Chính vì vậy các bạn nên đặt các loại cây giả, vài hồn và cả lưới nữa để tạo một "sân chơi" cho chúng. Điều này có thể bị bỏ qua với nhiều người tuy vậy lại rất quan trọng bởi vì nếu ốc không được "tập thể dục" mỗi ngày có thể chúng sẽ bỏ ăn và không thể phát triển thêm nữa. Tôi sẽ còn nói tới việc này trong bài viết sau.
- Chất nền: Chất nền trong hồ nuôi ốc rất đa dạng miễn là nó có thể giữ ẩm, tơi xốp và đủ sâu để ốc có thể đào bới chui xuống ẩn nấp. Các bạn có thể dùng một số loại như cát biển sạch ( Nếu là các dùng để xây dựng thì các bạn nên rửa qua vài nước rồi phơi nắng cho khô), xơ dừa hoặc là cát trộn với xơ dưa... Độ sau của chất nền nên gấp 2 lần chiều cao của ốc lớn nhất trong hồ. Theo quan sát của bản thân, tôi thấy một số người nuôi không dùng chất nền trong hồ hay chọn những loại chất nền quá cứng không đủ sâu để ốc có thể chôn mình hoàn toàn, điều này thực sự sai lầm! Nó có thể giết chết ốc của bạn sau một thời gian ngắn vì nhiều lý do như: ốc không thể lột xác (vấn đề này tôi sẽ còn nói trong bài viết tiếp theo), không đủ độ ẩm...
- Tấm kính đậy hồ: Nếu độ ẩm của nơi bạn sống không đủ ( trên 70%), hoặc ốc có thể trèo ra khỏi hồ thì các bạn có thể dùng một tấm kính để đậy hồ. Tuy nhiên, nên lưu ý là chỉ nên che kín 50% để gió có thể lưu thông vào, một hồ nuôi nếu quá kín có thể phát sinh nấm mốc gây hại vì ẩm ướt.
- Máng đựng rong biển và mai mực, mai mực và rong biển rất tốt cho ốc trong quá trình lột xác. Nếu không có mai mực bạn có thể tìm các sản phẩm có chứa canxi khác để thay thế miễn là nó đủ an toàn.
- Đồng hồ đo độ ẩm: Thật may mắn bới vì nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa rất gióng với môi trường sống của ốc mượn hồn ngoài tự nhiên nhưng tôi khuyên bạn nên đặt thêm một chiếc đồng hồ đo độ ẩm trong hồ ( có thể mua ở các của hàng thiết bị y tế) để kiểm soát tốt nhất độ ẩm.
Ngoài những vật dụng trong hồ nêu ở trên các bạn nên chuẩn bị một bình phun sương để cung cấp hơi nước tăng độ ẩm trông hồ.
Các bạn đã thiết lập một chiếc hồ nuôi cho riêng mình chưa nào!
Tiếp theo, tôi sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc cơ bản và thiết yếu cho một một nuôi ốc mượn hồn.
- Độ ẩm: Ốc mượn hồn là loài thở bằng mang vì vậy chúng cần môi trường độ ẩm cao để tồn tại. Theo tôi biết, ốc sẽ hoạt động tốt ở độ ẩm 80 -90% nhưng bạn chỉ cần giữ độ ẩm ở mức 70% là tối thiểu. Để tăng độ ẩm trong hồ mỗi ngày vào sáng sớm hoặc gần tối bạn nên dùng bình phun sương xịt nước vào hồ để làm ẩm chất nền. Lưu ý là nước xịt vào cũng cần phải khử clo, Ngoài ra, theo nghiên cứu ốc mượn hồn cũng thích hoạt động dưới trời mưa vì vậy bạn có thể thúc đẩy những chú ốc quá nhút nhát ra ngoài bằng cách này.
- Cho ăn: Ốc mượn hồn ra ngoài kiếm ăn vào buổi tối nên các bạn cho chúng ăn từ khoảng 6 giờ chiều trở đi là hợp lí. Thức ăn của ốc rất đa dạng và phông phú vì loài này ăn tạp nhưng không vì thế mà chúng có thể ăn một loại thức ăn mãi. Bạn có thể cho ốc ăn trái cây chín (không có axit), rau, cỏ, thịt, cá tươi hoặc chín. Chú ý là khi chế biến thức ăn thì không được bỏ thêm dầu hay bất kì loại gia vị nào mà chỉ luộc cho chín thôi. Ngoài ra, nếu quá bận rộn hay không có điều kiện chuẩn bị thức ăn tười thì thực phẩm cho cá có thể được thay thế nhưng lưu ý là chỉ nên dùng nếu thực sự không có điều kiện cung cấp các laoij thức ăn khác Máng thức ăn nên được thay mỗi ngày
- Nước ngọt các bạn có thể dùng nước đóng chai hoặc nước máy đã khử clo như nói trên. Còn với nước mặn các bạn pha với tỷ lệ 30g trên 1 lit nước. Máng nước có thể được thay 2-3 ngày một lần.
Hi vọng sau khi đọc xong bài viết này các bạn đã có thể tự mình chăm sóc thú cưng của mình một cách tốt nhất.
Tiếp theo là các vật dụng trong hồ. Một hồ nuôi ốc tiêu chuẩn thường bao gồm:
- Hai ca nước: một ca chứa nước muối, ca còn lại chứa nước ngọt. Đặc biệt lưu ý nước dùng cho ốc mượn hồn phải được khử clo nếu không sẽ gây chết ốc. Các bạn có thể tra trên mạng cách khử clo trong nước máy. Nước đóng chai cũng có thể được sử dụng nhưng hãy chọn các sản phẩm có thương hiệu vì đôi khi nước đóng chai chỉ là nước máy chưa qua xử lí.
- Máng thức ăn: máng thức ăn nên đủ rộng để ốc có thể bò vào. Nếu trong hồ có ốc kích thước quá nhỏ so với những con khác thì các bạn nên dùng vài viên sỏi nha để phân chia máng thành nhiều phần tránh trường hợp chúng ăn thịt lẫn nhau.
- Đồ chơi: Ốc rất thích leo trèo và khám phá nơi ở. Chính vì vậy các bạn nên đặt các loại cây giả, vài hồn và cả lưới nữa để tạo một "sân chơi" cho chúng. Điều này có thể bị bỏ qua với nhiều người tuy vậy lại rất quan trọng bởi vì nếu ốc không được "tập thể dục" mỗi ngày có thể chúng sẽ bỏ ăn và không thể phát triển thêm nữa. Tôi sẽ còn nói tới việc này trong bài viết sau.
- Chất nền: Chất nền trong hồ nuôi ốc rất đa dạng miễn là nó có thể giữ ẩm, tơi xốp và đủ sâu để ốc có thể đào bới chui xuống ẩn nấp. Các bạn có thể dùng một số loại như cát biển sạch ( Nếu là các dùng để xây dựng thì các bạn nên rửa qua vài nước rồi phơi nắng cho khô), xơ dừa hoặc là cát trộn với xơ dưa... Độ sau của chất nền nên gấp 2 lần chiều cao của ốc lớn nhất trong hồ. Theo quan sát của bản thân, tôi thấy một số người nuôi không dùng chất nền trong hồ hay chọn những loại chất nền quá cứng không đủ sâu để ốc có thể chôn mình hoàn toàn, điều này thực sự sai lầm! Nó có thể giết chết ốc của bạn sau một thời gian ngắn vì nhiều lý do như: ốc không thể lột xác (vấn đề này tôi sẽ còn nói trong bài viết tiếp theo), không đủ độ ẩm...
- Tấm kính đậy hồ: Nếu độ ẩm của nơi bạn sống không đủ ( trên 70%), hoặc ốc có thể trèo ra khỏi hồ thì các bạn có thể dùng một tấm kính để đậy hồ. Tuy nhiên, nên lưu ý là chỉ nên che kín 50% để gió có thể lưu thông vào, một hồ nuôi nếu quá kín có thể phát sinh nấm mốc gây hại vì ẩm ướt.
- Máng đựng rong biển và mai mực, mai mực và rong biển rất tốt cho ốc trong quá trình lột xác. Nếu không có mai mực bạn có thể tìm các sản phẩm có chứa canxi khác để thay thế miễn là nó đủ an toàn.
- Đồng hồ đo độ ẩm: Thật may mắn bới vì nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa rất gióng với môi trường sống của ốc mượn hồn ngoài tự nhiên nhưng tôi khuyên bạn nên đặt thêm một chiếc đồng hồ đo độ ẩm trong hồ ( có thể mua ở các của hàng thiết bị y tế) để kiểm soát tốt nhất độ ẩm.
Ngoài những vật dụng trong hồ nêu ở trên các bạn nên chuẩn bị một bình phun sương để cung cấp hơi nước tăng độ ẩm trông hồ.
Các bạn đã thiết lập một chiếc hồ nuôi cho riêng mình chưa nào!
Tiếp theo, tôi sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc cơ bản và thiết yếu cho một một nuôi ốc mượn hồn.
- Độ ẩm: Ốc mượn hồn là loài thở bằng mang vì vậy chúng cần môi trường độ ẩm cao để tồn tại. Theo tôi biết, ốc sẽ hoạt động tốt ở độ ẩm 80 -90% nhưng bạn chỉ cần giữ độ ẩm ở mức 70% là tối thiểu. Để tăng độ ẩm trong hồ mỗi ngày vào sáng sớm hoặc gần tối bạn nên dùng bình phun sương xịt nước vào hồ để làm ẩm chất nền. Lưu ý là nước xịt vào cũng cần phải khử clo, Ngoài ra, theo nghiên cứu ốc mượn hồn cũng thích hoạt động dưới trời mưa vì vậy bạn có thể thúc đẩy những chú ốc quá nhút nhát ra ngoài bằng cách này.
- Cho ăn: Ốc mượn hồn ra ngoài kiếm ăn vào buổi tối nên các bạn cho chúng ăn từ khoảng 6 giờ chiều trở đi là hợp lí. Thức ăn của ốc rất đa dạng và phông phú vì loài này ăn tạp nhưng không vì thế mà chúng có thể ăn một loại thức ăn mãi. Bạn có thể cho ốc ăn trái cây chín (không có axit), rau, cỏ, thịt, cá tươi hoặc chín. Chú ý là khi chế biến thức ăn thì không được bỏ thêm dầu hay bất kì loại gia vị nào mà chỉ luộc cho chín thôi. Ngoài ra, nếu quá bận rộn hay không có điều kiện chuẩn bị thức ăn tười thì thực phẩm cho cá có thể được thay thế nhưng lưu ý là chỉ nên dùng nếu thực sự không có điều kiện cung cấp các laoij thức ăn khác Máng thức ăn nên được thay mỗi ngày
- Nước ngọt các bạn có thể dùng nước đóng chai hoặc nước máy đã khử clo như nói trên. Còn với nước mặn các bạn pha với tỷ lệ 30g trên 1 lit nước. Máng nước có thể được thay 2-3 ngày một lần.
Hi vọng sau khi đọc xong bài viết này các bạn đã có thể tự mình chăm sóc thú cưng của mình một cách tốt nhất.
https://sosanhgiasanpham.com
ReplyDeletenuôi trong hồ mà bỏ nhiều vỏ trong khi ốc vẫn chưa thay vỏ thì có sao không anh?
ReplyDeletedùng nửa cái và rêu thì có sao không anh, em hơi lo lắng
ReplyDeletevỏ ốc cho nó quá rộng cho nó thay có sao không anh, em sợ nó sẽ bỏ vỏ và chui vào vỏ cũ
ReplyDeletetôi cũng có một con như thế nhưng không hiểu sao sáng tôi dậy ra mở nắp thấy nó bỏ vỏ rồi chui xuống đất rồi ngày mai thì chết luôn
ReplyDelete